Chronograph Là Gì? Vén Màn Bức Tranh Thuật Ngữ Nổi Tiếng Nhất 

Chronograph là gì trong đồng hồ? Chronograph từ lâu đã không còn xa lạ với dân sành đồng hồ. Đặc biệt, những chiếc đồng hồ Chronograph là sự lựa chọn hoàn hảo đối với những người yêu thích thể thao hoạt động ngoài trời.

Vậy thực chất Chronograph có gì thú vị mà lại khiến nó được yêu thích như thế. Cùng Trangdongho.vn bật mí ngay nhé.

1. Chronograph là gì trong đồng hồ? Vén màn bức tranh thuật ngữ nổi tiếng nhất 

1.1. Khái niệm Chronograph của đồng hồ có từ khi nào? 

Trước khi đồng hồ Chronograph được biết đến thì hầu hết mọi người chỉ sử dụng những mẫu đồng hồ 3 kim cơ bản. 

Nhưng chỉ ít lâu sau, nhu cầu khám phá và thay đổi của con người cũng dần thay đổi, đó cũng chính là nền móng nhen nhóm cho những chiếc đồng hồ Chronograph bắt đầu phát triển.

Chiếc đồng hồ với chức năng Chronograph đầu tiên bắt đầu được khám phá bởi nhà họa sĩ –  chế tạo đồng hồ người Pháp là Louis Moinet vào năm 1816.

Đầu tiên, để đo được khoảng thời gian đã trôi qua, Louis Moinet đã sử dụng một chiếc bút để khắc họa trên mặt số đồng hồ, độ dài của cung tròn cũng chính là sự biểu thị của khoảng thời gian trôi qua. Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng của ông thôi chứ chưa thể biến thành sự thật.

chronograph 1816

Mãi đến 5 năm sau, vào năm 1821 thì một tay thợ chế tạo đồng hồ tên Nicolas Mathieu Rieussec đã phát triển ý tưởng của Louis Moinet và thiết kế ra chiếc đồng hồ Chronograph dựa theo yêu cầu của vua Louis XVIII để có thể bấm giờ trong cuộc đua ngựa.

Và Nicolas Mathieu không làm giới hâm mộ phải thất vọng khi đã giới thiệu về chiếc đồng hồ bấm giờ của mình trong một cuộc đua ngựa ở Paris. 

Ông đã ghi lại thời gian của những chú ngựa băng qua vạch đích đầu tiên với thời gian chính xác đến ¼ giây trên chiếc đồng hồ của mình.

Và cũng từ giây phút đó, đồng hồ Chronograph chính thức được biết đến và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Không chỉ là trong bộ môn đua ngựa mà nó đã mở ra trang sử mới cho tất cả các môn thể thao khác đòi hỏi sự chính xác.

đồng hồ chronograph

Theo như tiếng Hy Lạp thì Chronograph được dịch với nghĩa là máy đo thời gian, dùng để đo những hoạt động thể thao hay những hoạt động đòi hỏi sự chính xác.

Đồng hồ Chronograph thực chất cũng là những mẫu đồng hồ xem thời gian thông thường nhưng chúng được thiết kế thêm chức năng đo và ghi giờ là Chronograph. 

Và người ta vẫn thường gọi đồng hồ  chức năng Chronograph với cái tên dễ gọi hơn là đồng hồ bấm giờ.

Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận biết được những mẫu đồng hồ có chức năng  Chronograph dễ dàng qua hại nút bấm trên vỏ bên phải của đồng hồ. Thông thường chúng sẽ được thiết kế tại vị trí 2 giờ và 4 giờ.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhận biết đồng hồ có Chronograph thông qua mặt số được thiết kế thêm hai hoặc ba đồng hồ phụ nhỏ nhắn.

Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như sụa cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu đồng hồ thì đồng hồ chức năng Chronograph không còn khan hiếm và được sản xuất với nhiều kiểu dáng đa dạng cùng mức giá thành hợp lý.

1.2. Chronograph là chức năng đồng hồ hay là chứng nhận?

Là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhưng dù vậy vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn chức năng Chronograph và chứng nhận Chronometer của đồng hồ.

Chronometer dùng để chỉ tiêu chuẩn mà đồng hồ đáp ứng được trong những điều kiện cực kỳ khắt khe để đạt được chứng nhận về tiêu chuẩn ấy.

Chronometer là chứng nhận được thực hiện bởi tổ chức đồng hồ uy tín nhất Thụy Sĩ, chịu trách nhiệm về kiểm nghiệm các mẫu đồng hồ có tên là COSC. 

Còn Chronograph thực chất chỉ là tính năng bấm giờ trên những mẫu đồng hồ đeo tay mà thôi. 

1.3. Sự xuất hiện của người anh em “Tachymeter” trong đồng hồ 

Khi quan sát những mẫu đồng hồ mà chúng ta phát hiện trên viền vỏ Bezel của đồng hồ có xuất hiện các con số như 50, 60, 70, 300… thì có thể khẳng định rằng đây là những mẫu đồng hồ có tính năng Tachymeter.

Vậy Tachymeter thực chất là chức năng gì? Và nó có mối quan hệ như thế nào với Chronograph?

Tachymeter có thể khái quát đơn giản là tính năng để đo vận tốc hay tốc độ trong một khoảng thời gian trôi qua và trên một quãng đường nhất định. Quãng đường đo này thường là 1km hoặc 1 dặm. Sau khi đo, kết quả sẽ được hiển thị trên vòng bezel của đồng hồ. 

Tachymeter" trong đồng hồ

Sẽ có nhiều người nhầm lẫn rằng bất kỳ chiếc đồng hồ Chronograph nào cũng đều có tính năng Tachymeter. Tuy nhiên, trên thực tế, hai tính năng này hoàn toàn khác nhau.

Đồng hồ có tính năng Chronograph có thể hiểu đơn giản là đồng hồ bấm giờ, còn Tachymeter là tính năng dùng để đo tốc độ. 

Tất cả đồng hồ có tính năng Tachymeter đều có chức năng Chronograph, nhưng không phải tất cả các đồng hồ Chronograph đều có tính năng Tachymeter nên anh em đừng nhầm lẫn và khẳng định hai tính năng này là một nhé.

2. Bật mí 2 chức năng đồng hồ Chronograph 6 kim được nhiều người tìm hiểu nhất

Ngoài những mẫu đồng hồ Chronograph được thiết kế 6 kim và 3 đồng hồ phụ đơn giản thì cũng có những mẫu đồng hồ khác mà tính năng Chronograph phức tạp hơn đôi chút là chức năng Column Wheel Chronograph và Split Second Chronograph. 

Vậy hai tính năng này thực chất có cấu tạo như thế nào, làm sao để phân biệt được chúng. Hãy cùng bật mí ngay sau đây nhé.

2.1. Đồng hồ Column Wheel Chronograph là gì? 

2.1.1. Cách nhận biết 

Column Wheel Chronograph hay còn gọi là bánh xe khế, là chức năng Chronograph thường được thiết kế trên những mẫu đồng hồ cơ Chronograph dùng để đồng bộ hệ thống bánh răng.

Đồng hồ Column Wheel Chronograph

Về cơ bản, bánh xe khế – Column Wheel được thiết kế trong bộ máy cơ gồm một điểm trung tâm có 4 cạnh và được bảo bọc bởi 8 góc cạnh xung quanh. 

Chúng ta hãy tưởng tượng một quả khế có cấu tại như thế nào thì bánh xe Column Wheel được thiết kế y như vậy.

2.1.2. Chức năng đồng hồ này giúp ích gì cho người đeo?

Bánh xe khế – Column-wheel Chronograph được thiết kế với chức năng chính là bảo vệ cỗ máy đồng hồ cơ tinh xảo.

Thông thường, các thiết kế Chronograph khi chúng ta nhấn nút reset ở vị trí 4 giờ mà chưa thực hiện thao tác dừng chức năng Chronograph sẽ dẫn đến tính trạng gãy bánh răng của đồng hồ, khiến đồng hồ cơ không thể hoạt động.

Và Bánh xe khế – Column-wheel Chronograph sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này do nó được thiết kế để ngăn bạn bấm nút 4 giờ khi đồng hồ đang thực hiện tính năng Chronograph.

Đồng hồ Column Wheel Chronograph

Ngoài ra, với những mẫu đồng hồ cơ lộ mặt số hay lộ đáy bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khoảnh khắc tuyệt diệu khi bộ máy đồng hồ được bật tính năng Chronograph.

Những chuyển động của bánh xe hay các rãnh của bánh xe khế là bức tranh tuyệt đẹp mà chỉ có những người đam mê kỹ thuật và cơ khí mới có thể cảm thấu. 

Và dĩ nhiên việc nó được trang bị thêm hệ thống đòn bẩy bánh xe khế Column-wheel Chronograph cũng sẽ khiến giá trị của đồng hồ được nâng tầm lên rất nhiều, và chủ yếu chỉ những dòng đồng hồ cơ cao cấp mới được trang bị thêm tính năng tuyệt vời này mà thôi.

2.2. Đồng hồ Split Second Chronograph là gì? 

2.2.1. Cách nhận biết 

Split Second Chronograph là chức năng phức tạp nhất trên những mẫu đồng hồ Chronograph bởi vì nó có thể cùng lúc bấm giờ cho hai hoạt động khác nhau nhưng cùng xảy ra tại một thời gian giống nhau.

Split Second Chronograph được dịch từ tiếng Anh có nghĩa là Chronograph kép. 

Đồng hồ Split Second Chronograph

Và chúng ta có thể nhận biết dễ dàng khi nhìn thấy trên mặt số đồng hồ cùng lúc có 2 kim giây với hai màu sắc khác nhau. Đồng thời phía bên trái lớp vỏ tại vị trí 10 giờ sẽ được thiết kế thêm một nút bấm.

2.2.2. Chức năng đồng hồ này giúp ích gì cho người đeo? 

Nếu những mẫu đồng hồ chức năng Chronograph thông thường chỉ đo được thời gian của một hoạt động trong một thời gian thì với tính năng Chronograph kép này đã giúp người đeo tiết kiệm được thời gian và công sức hơn khi có thể đo cùng lúc hai hoạt động.

Hãy thử lấy một ví dụ để hiểu rõ hơn về những tiện ích mà chức năng Chronograph kép này mang lại cho người đeo nhé.

Giả sử có 10 vận động viên tham gia trong một cuộc thi chạy ở cự ly 100m thì:

Với chiếc đồng hồ Chronograph thông thường, chúng ta sẽ phải thực hiện cho một người/lần. Như vậy nếu 10 người, chúng ta sẽ phải bấm đồng hồ trong 10 lần để cho ra kết quả của mỗi người.

Nhưng với tính năng Split Second Chronograph, đồng hồ sẽ đo giờ được 2 vận động viên cùng lúc nên 10 người chúng ta sẽ chỉ tốn 5 lần đo mà thôi. Tiết kiệm được kha khá thời gian đấy nhé.

Và cách sử dụng tính năng này cũng khá đơn giản, khi hai người bắt đầu chạy, trọng tài sẽ thực hiện khởi động tính năng Chronograph. 

Khi người đầu tiên chạm đích trọng tài sẽ bấm nút để dừng một kim và để kim kia tiếp tục hoạt động. Và kim giây thứ 2 sẽ chỉ dừng lại khi vận động viên đã chạm đích. Thật đơn giản đúng không nào.

Trên đây là những kiến thức về Chronograph là gì và lý do vì sao chiếc đồng hồ Chronograph lại được ưa chuộng đến vậy. Hy vọng với bài viết này bạn đã nhận được câu trả lời chính xác nhất về thuật ngữ đồng hồ nổi tiếng này nhé.

Đừng bỏ lỡ: Top 5 chiếc đồng hồ Citizen Chronograph 6 kim được chọn mua nhiều nhất 2020

Xem thêm

Bình luận

DMCA.com Protection Status

0283.851.1899

Gọi điện SMS Liên hệ