Tìm Hiểu Tác Nhân Sai Số Của Đồng Hồ Automatic

Sai số của đồng hồ Automatic dường như là nỗi lo lắng thường trực cho những ai đã và đang sử dụng những dòng sản phẩm này. Thông thường đồng hồ Automatic bị sai số theo những nguyên nhân khác nhau. Cùng bật mí các tác nhân gây sai số cho đồng hồ Automatic mà cách xử lý phù hợp nhất nhé

1. Tìm hiểu ngay nguyên lý hoạt động của đồng hồ Automatic 

Đồng hồ Automatic có thể nói là phát kiến vĩ đại nhất của nhân loại và thể hiện được giá trị nghệ thuật cực kỳ độc đáo. 

Nó không cần đến năng lượng từ những viên pin hay cơ chế ánh sáng, mà hoạt động hoàn toàn dựa vào cơ năng đơn thuần. 

Vậy nó được cấu tạo bộ máy như thế nào mà lại làm được điều phi thường như vậy, cùng bật mí nhé.

1.1. Đồng hồ Automatic có cấu tạo như thế nào? 

Một chiếc đồng hồ Automatic thường sở hữu cấu tạo cực kỳ phức tạp cùng hàng trăm linh kiện cơ khí kết nối lại với nhau tạo thành một cơ chế thống nhất và hoạt động hiệu quả. 

Thông thường một chiếc đồng hồ Automatic sẽ có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là: bộ máy, thân vỏ và dây đeo, mặt số và bộ kim.

cau-tao-dong-ho-co

a. Bộ máy

Đây là bộ phận có thể nói là quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ Automatic và cũng là nơi điều khiển tất tần tật mọi truyền động của đồng hồ.

Bộ máy đồng hồ cơ được thiết kế cực kỳ tỉ mỉ và khéo kéo cũng các linh kiện cơ khí độc đáo. 

Ngoài ra mọi chức năng quan trọng của đồng hồ đều được thiết kế dựa trên bộ máy cơ học này. 

Thường một bộ máy đồng hồ Automatic sẽ bao gồm các bộ phận nhỏ như dây cót, bánh răng, bộ thoát, bánh xe cân bằng và chân kính

Dây cót đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ cơ cấu bộ máy đồng hồ Automatic. Đây là bộ phận có sợi dây thép cuộn tròn quanh trục nhằm tiếp nhận và dự trữ năng lượng sau đó truyền đến các bộ phận khác.

Hệ thống bánh răng đóng vai trò truyền năng lượng dự trữ từ dây tóc đến bộ thoát thông qua hàng loạt bánh răng nhỏ như bánh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng thứ 4 và bánh răng hồi.

cau-tao-dong-ho-automatic

Mỗi bánh răng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng đi đến các bộ phận khác hiệu quả.

Bộ thoát là nơi lấy năng lượng truyền từ dây tóc qua những bánh răng và truyền đến những  bộ phận khác của đồng hồ Automatic.

Bánh xe cân bằng là chi tiết quan trọng nhất, là linh hồn trong cỗ máy đồng hồ Automatic khi nó có nhiệm vụ dao động và nhận năng lượng từ bộ thoát theo vòng tròn khoảng 5 đến 10 vòng mỗi giây. 

Bánh xe cân bằng dao động nhanh hay chậm sẽ khiến chiếc đồng hồ Automatic chạy nhanh hay chậm tương tự như thế.

Chân kính hay Jewel là những viên đá cao cấp như đá đỏ hay ruby được đặt ở các bộ phận có độ ma sát cao nhằm giảm bớt lực ma sát và mài mòn của kim loại. 

Nhờ vậy chân kính sẽ đóng vai trò giảm bớt lực ma sát khiến đồng hồ hoạt động chính xác và vận hành trơn tru.

b. Thân vỏ đồng hồ Automatic

Vỏ đồng hồ Automatic là các bộ phận vòng bezel, mặt kính và mặt đáy. 

Đây là những bộ phận bên ngoài nhằm bảo vệ cỗ máy đồng hồ và giúp đồng hồ tránh được những tác động của ngoại lực.

Đồng Hồ Citizen C7 Dây Kim Loại Automatic NH8396-82E

Thông thường mặt kính đồng hồ Automatic sẽ được thiết kế kính Sapphire cao cấp và kính Mineral.

Đây là 2 loại kính phổ biến, thông dụng và chất lượng tuyệt vời được sử dụng trên hầu hết những mẫu đồng hồ chính hãng nổi tiếng.

Vòng Bezel đồng hồ Automatic và mặt đáy thường là chất liệu kim loại thép không gỉ 316L để mang đến tuổi thọ cao cho đồng hồ mà đây còn là chất liệu sáng bóng và khó bị ăn mòn. 

Ngoài ra, một số thiết kế đồng hồ Automatic thường sử dụng nắp lưng bằng kính nhằm phô diễn được hết vẻ đẹp của bộ máy cơ khí ẩn sâu bên trong.

c. Bộ kim

Mỗi một chiếc đồng hồ Automatic sẽ được thiết kế những dạng kim khác nhau, tùy thuộc vào ý đồ của nhà chế tác cũng như sự ăn khớp với các chi tiết trên mặt số. 

Một bộ máy đồng hồ Automatic bình thường sẽ được thiết kế bộ ba kim giờ, phút và giây và chuyển động trên mặt số để đếm thời gian.

d. Mặt số và dây đeo

Mặt số là nơi để gắn bộ kim cũng như các thang đo khác như lịch hay các đồng hồ phụ và được thiết kế là một tấm kim loại mỏng hay thủy tinh cao cấp.

Bộ Sưu Tập Đồng Hồ Citizen C7

Dây đeo đồng hồ Automatic cũng được sử dụng đa dạng từ các chất liệu thép không gỉ, da cao cấp, vải hay cao su. 

Mỗi một vật liệu đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng tựu chung lại đều có tác dụng cố định đồng hồ trên cổ tay và mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.

1.2. Các bộ phận của bộ máy đồng hồ Automatic hoạt động ra sao? 

Mặc dù mỗi bộ phận được cấu tạo từ những vật liệu khác nhau và mỗi chi tiết thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt nhưng tất cả đều hoạt động thống nhất và cực kỳ ăn ý với nhau.

Đầu tiên, khi nhận được cơ năng từ cánh tay của người dùng cũng là lúc các roto trong cỗ máy xoay hay khi ta vặn nút chỉnh giờ sẽ khiến dây cót hoạt động và nhận năng lượng.

Sau đó chuỗi bánh răng sẽ nhận năng lượng từ dây cót và chuyển năng lượng đến bộ thoát. 

Bộ thoát lại tiếp tục truyền năng lượng đến bánh xe cân bằng. Bánh xe cân bằng dao động qua lại theo nhịp nhất định và khiến mặt số đồng hồ chuyển động.

Cuối cùng khi bánh răng điều khiển mặt số sẽ truyền năng lượng đến kim số và khiến kim đồng hồ dịch chuyển.

2. Sai số của đồng hồ Automatic, nguyên nhân đến từ đâu? 

Câu hỏi thường gặp: Đồng hồ cơ lúc nhanh lúc chậm là tại sao? 

Mặc dù hoạt động với cơ chế cực kỳ thông minh và hiệu quả nhưng việc sở hữu quá nhiều các linh kiện cơ khí chỉ trong bộ máy nhỏ nhắn cũng khiến sai số của đồng hồ Automatic tăng lên đáng kể. 

Bởi vì cấu tạo bộ máy là một thể thống nhất mà chỉ cần một chi tiết bị chạy lệch pha sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống bộ máy.

Hơn nữa đồng hồ Automatic cũng hoạt động ổn định khi mà chúng ta đeo đồng hồ không thường xuyên. 

Việc cánh tay chúng ta chuyển động không ổn định khiến đồng hồ cơ chạy lúc nhanh, lúc chậm. 

Ngoài ra đồng hồ Automatic sẽ hoạt động không ổn định và sai số trong những trường hợp cụ thể như sau:

2.1 Đồng hồ Automatic bị nhiễm từ

Không chỉ ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ Automatic mà từ tính còn được xem là kẻ thù không đội trời chung của tất cả các mẫu đồng hồ đeo tay hiện nay.

dong-ho-automatic-bi-nhiem-tu

Việc chúng ta để đồng hồ Automatic gần các thiết bị chứa từ tính như ti vi, tủ lạnh hay máy tính… sẽ khiến các bộ phận nam châm có trong các thiết bị này hút các linh kiện trong cỗ máy đồng hồ cơ khiến chúng bị nhiễm từ.

Từ đó các linh kiện sẽ hút và đẩy nhau khiến chúng lệch khỏi quỹ đạo vốn có và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và sự chính xác của đồng hồ Automatic.

2.2 Đồng hồ Automatic bị sai số bởi nhiệt độ

Rất nhiều người trong số chúng ta đều không biết được nhiệt độ ảnh hưởng đến đồng hồ Automatic nên mặc nhiên sử dụng đồng hồ mọi lúc mọi nơi vô hình chung khiến đồng hồ bị chạy chậm hoặc nhanh bất thường.

Nếu chúng ta đeo đồng hồ Automatic trong môi trường nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ khiến các linh kiện kim loại bị co lại hay giãn nở bất thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ máy từ đó gia tăng khả năng sai số.

dong-ho-automatic-sai-so-boi-nhiet-do

Ngoài ra, khi hoạt động tại những nơi có nhiệt độ quá thấp khiến lớp dầu bôi trơn trong bộ máy bị đông cứng khiến đồng hồ cơ bị chạy chậm hay chết máy. 

Vậy nên các chuyên gia thường khuyến cáo người dùng nên sử dụng đồng hồ cơ trong khoảng nhiệt độ phù hợp là từ 5 đến 35 độ C.

2.3 Đồng hồ Automatic bị sai số do tác động của ngoại lực

Việc chúng ta vô tình để đồng hồ bị rơi hay va đập quá mạnh khiến tổng thể cỗ máy bị rung lắc bất ngờ. 

Chính điều này đã làm cho một số linh kiện bị lỏng, rơi kim số hay lệch pha làm đồng hồ hoạt động không còn ổn định.

Vậy nên với những mẫu đồng hồ Automatic chúng ta không nên đeo đồng hồ trong lúc chơi thể thao hay các hoạt động mạnh và cẩn thận để không làm rơi đồng hồ.

2.4 Bộ máy đồng hồ Automatic bị khô dầu

dong-ho-co-bi-kho-dau

Việc chúng ta sử dụng đồng hồ Automatic nhưng không chú ý đến vệ sinh hay bảo dưỡng, lau dầu định kỳ khiến bộ máy bị khô dầu và bụi bẩn. 

Vì vậy, đồng hồ cơ cần được bôi trơn để hoạt động mượt hơn, ổn định hơn.

Thường với những mẫu đồng hồ Automatic, bạn nên mang đồng hồ đi bảo dưỡng và lau dầu định kỳ sau khoảng 2 đến 3 năm sử dụng.

2.5 Không tạo đủ năng lượng tối thiểu cho đồng hồ Automatic hoạt động

Với những mẫu đồng hồ Automatic đòi hỏi chúng ta phải đeo đồng hồ tối thiểu là 8 tiếng mỗi ngày.

dong-ho-automatic-khong-du-nang-luong

Vì thế, việc chúng ta đeo không đủ số giờ đặt ra cũng như cánh tay không đủ cơ năng cho đồng hồ hoạt động cũng khiến đồng hồ cơ chạy khi nhanh khi chậm bất thường. 

Vậy nên việc chúng ta biết được những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ Automatic sẽ giúp chúng ta cẩn trọng và lưu ý nhằm giữ cho nhịp đập của đồng hồ luôn ổn định.

3. Tổng hợp những công cụ giúp kiểm tra độ sai số của đồng hồ Automatic 

Để biết chính xác rằng chiếc đồng hồ cơ của bạn đang dùng có bị sai số hay không thì chúng ta cần có dụng cụ hay phương pháp đo cụ thể. 

Bạn có thể đo bằng phương pháp thủ công hoặc đo bằng máy đo Timegrapher.

3.1. Phần mềm nào dùng để đo sai số của đồng hồ? 

Để đo được độ sai số của đồng hồ Automatic bạn có thể dùng phương pháp đo thủ công bằng cách truy cập vào trang web: https://www.worldtimeserver.com/current_time_in_VN.aspx để xác định được khung giờ nguyên tử chính xác nhất.

Với cách đo thủ công này bạn cần thực hiện thêm một số thao tác nhỏ như sau: hãy đợi cho đến khi bảng giờ nguyên tử đến đúng một khung giờ nhất định là xx:xx:00 và thiết lập đồng hồ Automatic của bạn tại khung giờ khớp với giờ của bảng nguyên tử. 

Sau đó đợi 24 tiếng sau để xem độ lệch của đồng hồ Automatic của bạn với đồng hồ nguyên tử là bao nhiêu. 

Có thể thực hiện thêm vài lần để lấy kết quả trung bình về độ sai số trên đồng hồ Automatic bạn đang dùng.

Có thể ví dụ minh họa cho độc giả dễ hình dung như sau:

Chúng ta hãy canh giờ giờ cho đồng hồ là 6:00:00 và thiết lập đồng hồ Automatic của mình hoạt động đồng bộ với đồng hồ nguyên tử khi điểm 6:00:00. 

Sử dụng đồng hồ Automatic như bình thường và đến ngày hôm sau khi đồng hồ nguyên tử điểm đúng 6:00:00 thì hãy xem đồng hồ cơ của mình xem nó bị lệch bao nhiêu giây. 

Nếu đồng hồ Automatic của bạn đang chỉ 5:00:45 thì điều đó có nghĩa đồng hồ của bạn đang bị lệch 15 giây/ngày. 

Có thể thực hiện thêm hai ngày tiếp theo và tính toán để cho ra con số sai lệch trung bình của đồng hồ Automatic bạn đang sử dụng.

3.2. Máy đo sai số đồng hồ hoạt động như thế nào? 

Ngoài cách đo sai số của đồng hồ bằng phương pháp truy cập vào trang web như trên thì chúng ta còn có cách thứ hai là đo bằng máy Timegrapher.

Máy đo Timegrapher là loại máy đo độ sai số  được sử dụng phổ biến trong những trung tâm bảo hành uy tín và được thực hiện bởi những thợ đồng hồ chuyên nghiệp.

Khi đo độ sai số của đồng hồ Automatic bằng máy Timegrapher, bạn chỉ cần đặt đồng hồ lên kệ đo thì ngay lập tức máy đo Timegrapher sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác nhất. 

Không còn chờ đợi tốn thời gian và sự chính xác hoàn hảo là ưu điểm lớn nhất mà máy đo Timegrapher này mang lại.

Tuy vậy, nếu bạn không phải những tay chơi đồng hồ chuyên nghiệp hay không có điều kiện kinh tế khá giả thì chúng tôi vẫn khuyên rằng bạn không nên mua máy đo Timegrapher này. 

Bởi vì thứ nhất, việc không biết sử dụng sẽ khiến lãng phí tiền của. Thứ hai, sau khi có kết quả thì chúng ta cũng phải mang ra đại lý ủy quyền để được các nhân viên kỹ thuật đọc kết quả và kết luận xem đồng hồ đang hoạt động ổn định hay không.

Tốt nhất, chúng ta vẫn cứ nên mang đồng hồ ra các cửa hàng đồng hồ uy tín để được tư vấn và sửa chữa khi chiếc đồng hồ Automatic của bạn gặp bất kỳ vấn đề gì không riêng sai số đâu nhé.

4. Đồng hồ cơ nào chạy chính xác nhất?

Tại Việt Nam hiện nay, con số khách hàng hâm mộ và yêu thích những mẫu đồng hồ Automatic có thể đã vượt ngưỡng 70 đến 80 %. 

Lý do bởi vì bộ máy cơ được thiết kế cầu kỳ và tỉ mỉ với những truyền động tinh tế và mượt mà, khi đeo trên cổ tay nó sẽ mang đến cho bạn những xúc cảm cực kỳ mới lạ và khác hoàn toàn những mẫu đồng hồ pin hay đồng hồ năng lượng ánh sáng.

Nhưng có một điều chúng ta không thể phủ nhận rằng, đồng hồ Automatic thường có độ sai số dù đó có phải là thiết kế cao cấp hay không.

Thông thường những chiếc đồng hồ cơ máy inhouse của Thụy Sỹ hay Nhật Bản thì sẽ có độ sai số thấp nhất, chỉ +-5 giây/ngày. 

Còn với những mẫu đồng hồ Automatic của các thương hiệu Seiko hay Orient  sẽ có mức độ sai số rơi vào khoảng +-25 giây/ngày. 

Vậy đồng hồ cơ dòng nào mới chạy chính xác nhất?

Đó chính là những dòng đồng hồ cơ được thiết kế cỗ máy c hiện đại. 

Đây là biểu tượng của một trình độ cơ khí điêu luyện ra đời năm 1795 nhằm bảo vệ cỗ máy đồng hồ Automatic khỏi những tác động của lực hấp dẫn. 

Về cơ bản Tourbillon thường được thiết kế trên những dòng đồng hồ cơ cao cấp vì bộ máy Tourbillon khá phức tạp để thiết kế và chế tạo.

Tourbillon hoạt động dựa trên cơ chế của sự quay đều đặn quanh một trục cố định. Tourbillon có cấu tạo gồm một bộ cân bằng đặt trong một chiếc lồng nhờ vậy mà đồng hồ Automatic có thể hóa giải được tối đa các tác động của trọng lực và hoạt động chính xác hơn.

Những mẫu đồng hồ có bộ máy Tourbillon, mặc dù có những sai số nhất định, nhưng có thể nói đây là những chiếc đồng hồ chính xác nhất hiện nay khi độ sai số của nó mỗi tháng chỉ rơi vào khoảng +/-2 đến 5 giây.

Dù vậy những mẫu đồng hồ cơ có bộ máy Tourbillon là không thể tự động lên dây cót như những mẫu đồng hồ Automatic thông thường mà phải lên dây cót bằng tay. Khả năng trữ cót của máy Tourbillon thường là 72 giờ, sau đó chúng ta phải vặn cót lại.

Trên đây là những nguyên nhân gây ra sai số của đồng hồ Automatic và các cách xử lý tốt nhất mà chúng tôi muốn mang đến bạn đọc. 

Hi vọng những thông tin hữu ích nêu trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát và biết cách để sử dụng đồng hồ Automatic hiệu quả và đúng đắn hơn. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc về sai số của đồng hồ Automatic bạn đang sử dụng thì hãy gọi ngay hotline hỗ trợ 0283.851.1899 để được giải đáp và sửa chữa kịp thời nhé.

Xem thêm

Bình luận

DMCA.com Protection Status

0283.851.1899

Gọi điện SMS Liên hệ