Những Lưu Ý Cần Biết Khi Sử Dụng Đồng Hồ Citizen Cơ
Tất cả các loại máy đồng hồ cơ tự động nói chung và đồng hồ cơ Citizen nói riêng tồn tại một “vấn nạn khó nhằn” nằm ở khâu sử dụng và bảo quản vì tính “khó ở” của nó. Làm sao để có thể chăm sóc đồng hồ cơ Citizen tốt và đúng cách nhất. Hãy tham khảo các mẹo nhỏ sau từ TrangDongHo nhé!
1. Cùng tìm hiểu đôi nét về đồng hồ Citizen cơ nhé!
Đồng hồ Citizen dạng cơ khí có thể hiểu là những thiết kế không dùng Pin hay năng lượng ánh sáng để duy trì hoạt động mà sử dụng dây cót để thay thế. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì để đồng hồ cơ hoạt động được thì bạn phải tiến hành lên dây cót cho nó.
Hiện đồng hồ cơ được chia thành hai loại chính là lên cót tay gọi tắt là Handwinding và loại được lên một cách tự động- Automatic. Theo đúng như tên gọi thì các mẫu đồng hồ Citizen cơ dạng Hanwinding thì bạn phải dùng tay để tự lên dây cót. Còn những chiếc đồng hồ Automatic thì chế độ lên cót sẽ phụ thuộc vào các hoạt động thường nhật (phải dùng lực tay) của bạn.
a. Cách sử dụng đồng hồ cơ đúng cách
Khi sử dụng đồng hồ Citizen cơ, đặc biệt là các mẫu thiết kế Handwinding thì bạn bắt buộc phải chú ý đến thời gian lên cót nhằm duy trì các hoạt động của đồng hồ.
Cách lên dây cót cho đồng hồ cơ rất đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải thực hiện hàng ngày hoặc theo chu kỳ nhất định.
Với đồng hồ cơ Citizen Handwinding: Ở bên hông ( cạnh vị trí 3 giờ) sẽ có một núm điều chỉnh. Bạn chỉ cần vặn núm tới khi tay có cảm giác căng ( bình thường sẽ khoảng 20- 30 vòng tuỳ từng mẫu). Không nên cố sức vặn căng hết cỡ để tránh dây cót bị rối hoặc tệ hơn là đứt cót. Thời điểm lên cót lý tưởng nhất là trong khung giờ từ 9h- 12h.
Lên cót đối với đồng hồ Citizen Automatic: Cách lên dây cho các thiết kế đồng hồ Citizen Automatic cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần đeo trên tay và tham gia các hoạt động một cách bình thường. Thông qua chế độ cử động như cầm, nắm, vung tay…thì bộ phận hấp thụ năng lượng được trang bị sẵn của đồng hồ sẽ làm bộ máy cơ vận hành.
b. Những bước chỉnh giờ trên đồng hồ cơ Citizen
Đồng hồ cơ là một trong những loại có mức sai số cao. Chính vì vậy việc chỉnh giờ trên các cỗ máy này sẽ rất thường xuyên. Dưới đây là cách chỉnh đồng hồ Citizen cơ rất đơn giản để áp dụng.
Bạn có thể tiến hành theo 2 bước sau đây:
Bước 1: Kéo thẳng núm điều chỉnh lên một nấc ( hoặc 2 nấc tuỳ từng dòng) tới khi kim giây của đồng hồ đứng im. Sau đó vặn núm theo chiều kim đồng hồ cho tới khi đúng mức cần chỉnh thì dừng lại.
Bước 2: Khi đã điều chỉnh đồng hồ Citizen về đúng mức thời gian thì bạn tiến hành đẩy núm điều chỉnh về vị trí ban đầu. Chú ý để núm không bị hở nhé!
2. Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ Citizen Automatic
Khi sử dụng đồng hồ Citizen tự động quý khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để giúp đồng hồ được bền bỉ và đảm bảo độ chính xác cao nhất:
Không đeo đồng hồ khi đi tắm, đi bơi, đi xông hơi, rửa tay bằng nước nóng,… vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng hơi nước bay vào mặt kính làm hỏng bộ máy đồng hồ.
Không nên để chiếc đồng hồ Citizen của bạn ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (trên 50 độ C hoặc dưới 5 độ C).
Tránh những va chạm mạnh giữa đồng hồ với các vật cứng hoặc làm rơi đồng hồ.
Đừng quên lên dây cót cho anh chàng Citizen Automatic mỗi ngày nhé!
Hãy úp mặt đồng hồ xuống một lớp vải mịn không không sử dụng để giúp dây cót được giữ lâu hơn.
Bạn cần tháo đồng hồ Citizen ra khỏi tay trước khi điều chỉnh vì nếu bạn rút núm điều chỉnh khi đang đeo trên tay rất dễ làm cong trục núm.
Sai số lệch giờ cho phép của một chiếc đồng hồ Citizen Automatic chuẩn Thụy Sỹ là ± 30s/ ngày (có nghĩa là đồng hồ chạy nhanh 30s hoặc chậm 30s tùy thuộc vào môi trường nhiệt độ). Tuy nhiên sai số sẽ không quá 3-5 phút/ tháng. Nếu đồng hồ của bạn chạy liên tục với sai số vượt qua ngưỡng này thì tốt nhất bạn nên mang đến chúng tôi để bảo dưỡng.
Thời điểm tốt nhất để chỉnh giờ đồng hồ lên dây cót là từ 9h-15h. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất cần chọn là 9h-12h. Lưu ý với đồng hồ Handwinding: Khi lên dây cót, người dùng chỉ vặn núm vừa tầm hoặc đếm số vòng xoay khoảng 10-15 vòng là được. Nếu vặn quá căng hoặc hết cỡ có thể đứt dây cót hoặc làm rối dây tóc của bộ máy.
3. Cách bảo quản những chiếc đồng hồ cơ đúng cách
Đây là phần bạn cần chú ý nhất trong bài viết này. Tuổi thọ, độ bền và tạo hình của một chiếc đồng hồ Citizen Automatic phụ thuộc chủ yếu vào cách bảo quản.
Dưới đây là một số điều bạn cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng đồng hồ cơ.
Không được để đồng hồ Citizen cơ bị “rơi tự do”. Khi đồng hồ tiếp xúc với bề mặt cứng thì bạn cần tiến hành kiểm tra mặt kính và sai số của đồng hồ.
Hạn chế để đồng hồ cơ tiếp xúc với các thiết bị có từ trường cao như tủ lạnh, loa, tivi, máy chơi game, thiết bị nhà bếp…Những biên độ từ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự chính xác trong việc báo giờ của các cỗ máy cơ.
Không được tiếp xúc với các nguồn nước mạnh hoặc nước có nhiệt độ cao. Mỗi một chiếc đồng hồ cơ đều có chỉ số chống nước WR khác nhau. Tuy nhiên việc tiếp xúc với nước mạnh hoặc nước nóng có thể làm “chết máy” và tệ hơn là hư hỏng các chi tiết máy ở bên trong.
Các mẫu đồng hồ cơ cũng rất kén chọn môi trường. Nên tránh dùng trong điều kiện nhiệt độ quá thấp khoảng 5 độ C và những nơi có nhiệt độ cao như suối nước nóng, phòng xông hơi có mức 50 độ C.
Khi vệ sinh các mẫu đồng hồ Citizen thì bạn nên tránh dùng các chất tẩy rửa, hoá phẩm. Thay vào đó hãy dầu oliu hoặc giấm pha loãng cùng với khăn bông sạch để chà bề mặt của đồng hồ. Với các thiết kế dây kim loại thì có thể dùng bàn chải răng mềm để đánh bóng các mấu nhỏ bên trong.
Vậy là TrangDongHo.Vn vừa giới thiệu đến các bạn một số lưu ý khi tiến hành chăm sóc một cỗ máy đồng hồ Citizen cơ. Cách thực hiện khá đơn giản, không hề cầu kỳ và phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Bạn có thể dễ dàng thực hiện ở nhà.
Bình luận