Phải Làm Gì Khi Đồng Hồ Bị Đứt Dây Cót?

Đồng hồ cơ được mệnh danh là một trong những tinh hoa của làng đồng hồ hiện nay. Việc chúng ta sở hữu một chiếc đồng hồ cơ, thực chất có thể nói giống như với hai ba chiếc đồng hồ pin cộng hưởng lại. Và trong cỗ máy tinh tế đó, dây cót được xem như trái tim, hơi thở quyết định sự sống cho cả bộ máy. Vậy khi mất đi bộ cót rồi nên làm gì? Cùng bật mí nhé

1. Những khái niệm phổ biến về đồng hồ cơ bạn nên biết 

1.1. Vành tóc đồng hồ cơ – Trái tim của cả bộ máy 

a. Cấu tạo của vành tóc 

Vành tóc hay dây tóc – hairspring là bộ phận quan trọng trong tất cả các mẫu đồng hồ cơ hiện nay. Dây tóc là bộ phận trong bộ dao động – bộ phận được coi là nhịp đập, là linh hồn của một chiếc đồng hồ cơ khi mang lại hoạt động và năng lượng cho đồng hồ.

Vành tóc thường được thiết kế hình dạng phổ biến nhất là lò xo phẳng tròn, được tạo nên từ một sợi dây kim loại mạnh cuộn xoắn ốc lại với nhau. 

vanh-toc-dong-ho

Dây tóc của đồng hồ cơ chủ yếu được làm bằng hợp kim sắt-niken như Nivarox, có độ đàn hồi tuyệt vời và gần như không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. 

Nó được phát minh lần đầu tiên năm 1657 cùng với bánh xe cân bằng do nhà toán học, thiên văn học Christiaan Huygens người Hà Lan nghiên cứu và sáng tạo ra. Và từ đó đến bây giờ, bộ máy đồng hồ cơ vẫn ít có sự thay đổi.

b. Vành tóc có chức năng gì?

Trong bộ máy đồng hồ cơ nói chung và trong bộ dao động nói riêng dây tóc đóng vai trò điều tiết năng lượng và duy trì tốc độ quay của bánh xe cân bằng. 

Mà chúng ta đã biết bánh xe cân bằng lại là bộ phận chủ chốt giữ vai trò đếm giờ chính xác cho những chiếc đồng hồ cơ.

Trên thực tế, bánh xe cân bằng sẽ không xoay theo vòng tròn như nhiều người vẫn nghĩ mà nó hoạt động lắc qua, lắc lại để tạo nhịp truyền lại cho bộ thoát đến hệ thống bánh răng nhằm tạo nên giờ, giây và phút cho đồng hồ. 

Và khi bánh xe cân bằng chuyển động càng nhanh thì kim giây lướt càng êm và mượt, khác hoàn toàn tiếng tích tắc của các mẫu đồng hồ quartz hiện nay.

Và hoạt động di chuyển lắc qua lắc lại này được tạo ra là nhờ có sự co – duỗi đều đặn của vành tóc. Vì vậy mà dây tóc được ví như là linh hồn giữ cho sự sống của bộ máy đồng hồ cơ luôn ổn định.

1.2. Dây cót đồng hồ cơ là gì?

Dây cót là một bộ phận giúp sản sinh năng lượng cho tất cả các hoạt động của đồng hồ cơ. Khi chúng ta lên dây cót hay chuyển động cổ tay thì dây cót giữ vai trò tiếp nhận và dự trữ năng lượng, từ đó phân bổ, truyền đi các bộ phận khác trong cỗ máy đồng hồ cơ.

Dây cót thường được làm từ một sợi dây kim loại thép lò xo để không bị uốn vĩnh viễn hay đứt gãy giữa chừng. 

Nó khá to bản có độ dài khoảng 20cm đến 30cm thường được cuộn tròn lại theo hình dạng xoắn ốc – là hình dạng phổ biến nhất trên đồng hồ cơ hiện nay. Một số mẫu đồng hồ cơ khác còn được thiết kế dây cót dạng đảo ngược và bán đảo ngược.

day-cot-dong-ho-co

Dây cót thường được đặt trong một cái hộp tròn dẹp hay còn gọi là trống cót/thùng cót. Dây cót cuộn chặt hay lỏng thể hiện cho việc đồng hồ có đầy cót hay không. 

Khi nó cuộn chặt hết mức có thể tức là đồng hồ cơ đang tích trữ năng lượng cót tối đa, và khi nó lỏng nhất tức là dây cót vừa nhả hết cót.

Đa số các mẫu đồng hồ cơ hiện đại thường sử dụng một thanh chắn để ngăn dây cót bị kéo căng hết cỡ nhằm tránh tình trạng dây cót đồng hồ bị hỏng.

1.3. Dây cót và dây tóc của đồng hồ cơ có khác nhau không? 

Theo như tìm hiểu ở trên chúng ta có thể hiểu rằng dây cót và dây tóc đồng hồ cơ không phải là một thể thống nhất.

Dây cót là bộ phận giữ nhiệm vụ nhận và truyền năng lượng đến tất cả các bộ phận trong bộ máy giúp các bộ phận khác của đồng hồ hoạt động êm ru hiệu quả.

Dây tóc lại đóng vai trò giữ cho bánh xe cân bằng di chuyển qua lại dễ dàng từ đó tạo nên sự truyền động cho kim giờ, phút giây của đồng hồ.

Tuy là hai bộ phận giữ vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng tựu chung lại chúng vẫn là những bộ phận quan trọng của bộ máy đồng hồ cơ. 

Không thể nói dây tóc hay dây cót cái nào quan trọng hơn cái nào mà chỉ có thể nói nếu bộ máy đồng hồ cơ thiếu một trong hai thì bộ máy sẽ không thể vận hành.

2. Bày bạn cách lên cót đồng hồ cơ để giúp đồng hồ vận hành ổn định 

Đồng hồ cơ muốn hoạt động ổn định hoặc là bạn phải đeo đồng hồ thường xuyên hoặc phải lên dây cót đều đặn mỗi ngày. Việc lên dây cót cho đồng hồ cơ cũng tương đối đơn giản.

Thường nút chỉnh giờ của đồng hồ cơ cũng là nút để vặn dây cót. Nếu như chỉnh giờ hay ngày tháng chúng ta cần kéo ra một hoặc hai nấc để tiến hành vặn chỉnh thì khi lên dây cót chúng ta không cần kéo ra bất kỳ nấc nào.

Hãy để nút chỉnh như hiện trạng và vặn nhẹ khoảng 20 đến 30 vòng là dừng lại. Lưu ý là nên vặn đều tay và đủ số vòng. 

Nếu chúng ta chỉ vặn nửa vòng một thì khi kết thúc hãy vặn thêm khoảng 3 đến 4 vòng nữa để đảm bảo dây cót được lên chuẩn và bạn nên vặn dây cót vào một khung giờ nhất định trong ngày để nạp năng lượng cho đồng hồ đầy đủ và đều đặn nhất.

len-day-cot-dong-ho-co

Có thể bạn chưa biết: Đồng hồ Automatic có cần lên dây cót không?

Đồng hồ cơ thường chia ra làm 2 loại chính là đồng hồ lên dây cót tự động – automatic/Self-Winding và đồng hồ lên dây cót bằng tay – HandWinding.

Với những mẫu đồng hồ Hand Winding bạn phải lên dây cót mỗi ngày cho nó và khi dây cót được kéo căng hết cỡ nó có thể hoạt động với thời gian khoảng hơn 30 giờ. 

Sau đó đồng hồ sẽ tự động nhả cót và ngưng chạy. Vậy nên chúng ta phải lên dây mỗi ngày nhằm đảm bảo đồng hồ luôn trong tình trạng đầy cót và hoạt động hiệu quả.

Và đồng hồ Automatic/Self-Winding lại khác. Chúng hoạt động dựa vào cơ năng của cánh tay người dùng. Khi cánh tay hoạt động thì đồng hồ cũng theo đó mà hoạt động chính xác theo. 

Và với những mẫu đồng hồ tự động này, chúng ta cần đảm bảo một điều là đeo đủ 8 tiếng mỗi ngày để mang lại sự chính xác và ổn định cho đồng hồ nhất. 

Nếu vài ngày chúng ta không đeo, nó sẽ không còn hoạt động nữa và chúng ta phải lên dây cót bằng tay để đồng hồ hoạt động trở lại bình thường.

Fun fact: Lên dây cót đồng hồ cơ theo chiều nào? 

Cũng tương tự như cách chúng ta chỉnh giờ hay chỉnh phút thì việc lên dây cót cũng được thực hiện y như thế. Chúng ta vẫn vặn nút chỉnh theo chiều kim đồng hồ để lên dây cót cho những chiếc đồng hồ cơ, đơn giản phải không nào.

len-day-cot-theo-chieu-nao

3. Bạn phải làm gì khi đồng hồ bị đứt dây cót? 

3.1. Tổng hợp 3 nguyên nhân chính khiến đồng hồ bị đứt dây cót

a. Không tháo đồng hồ ra khỏi tay khi lên dây cót

Nhà sản xuất đã hướng dẫn chúng ta nên tháo đồng hồ cơ ra khỏi cổ tay khi lên dây cót nhưng một số khách hàng vẫn cố tình không thực hiện đúng. 

Việc cứ để nguyên đồng hồ trên cổ tay và vặn cót sẽ khiến lực tay tác động lên đồng hồ quá mạnh khiến trục núm vặn bị lệch và làm ảnh hưởng đến bộ dây cót bên trong. 

b. Do đồng hồ cơ bị chịu tác động của ngoại lực

Việc vô tình để đồng hồ cơ bị rơi vỡ hay va đập quá mạnh… sẽ dễ dàng khiến cho dây cót bị đứt hoặc xoắn lại khiến việc lên cót gặp nhiều trở ngại và năng hơn sẽ đứt dây cót.

c. Vặn cót quá nhiều vòng

Mỗi một chiếc đồng hồ cơ sẽ có quy định về số vòng lên dây cót. Việc chúng ta cứ vặn, vặn và vặn mà không xem “max” cót của đồng hồ của mình là bao nhiêu khiến cho dây cót bị kéo căng hết cỡ dẫn đến đứt dây.

3.2. Phải làm sao khi đồng hồ bị đứt dây cót?

Bởi vì dây cót là bộ phận truyền năng lượng đến toàn bộ hoạt động của đồng hồ cơ nên khi dây cót gặp sự cố hẳn nhiên đồng hồ cũng không thể hoạt động. 

Tình trạng đồng hồ cơ bị đứt dây cót là một tình trạng khá nguy hiểm cho bộ máy đồng hồ. Vì vậy tốt nhất khi đồng hồ bị đứt dây cót chúng ta cần phải ngay lập tức mang đồng hồ lên trung tâm bảo hành chính hãng để các chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ xử lý kịp thời. 

3.3. Một số lưu ý khi đồng hồ bị đứt dây cót

Thứ nhất, dừng ngay lập tức việc tiếp tục đeo đồng hồ để bộ máy đồng hồ ngưng hoạt động. Nếu vẫn cứ tiếp tục đeo thì các linh kiện bên trong bộ máy vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. 

Điều này có thể gây ảnh hưởng đến phần dây cót đã bị đứt làm cho việc xử lý sau này gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, khi đứt dây cót tránh để đồng hồ cơ bị va chạm mạnh. Bộ máy đồng hồ khi bị đứt dây cót giống như mất phương hướng, cực kỳ “mong manh dễ vỡ”. 

Vậy nên nếu chúng ta để đồng hồ bị va chạm sau khi dây cót bị đứt có thể khiến tình trạng đồng hồ trở nên trầm trọng hơn. 

Cuối cùng, không tự ý tháo bộ máy bên trong của đồng hồ. Trong nhiều trường hợp, việc tự ý tháo bộ máy đồng hồ để kiểm tra bên trong có thể khiến cho tình trạng máy trở nên tệ hơn. 

Bởi vì vốn dĩ bộ máy đồng hồ cơ rất phức tạp với hàng trăm linh kiện nhỏ bé nếu bạn là người không rành hoặc am hiểu về đồng hồ sẽ không biết cách sửa chữa hoặc làm xê dịch các linh kiện khiến tình trang đồng hồ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những mách nhỏ của chúng tôi khi đồng hồ cơ của bạn bị đứt dây cót và cách xử lý đúng đắn nhất. 

Đồng hồ cơ vốn rất khác bộ máy khác vì vậy dù là bị đứt dây cót hay bất kỳ vấn đề gì, chúng tôi vẫn khuyến cáo khách hàng hãy mang ngay ra trung tâm bảo hành chính hãng để được kiểm tra. Tuyệt đối không tự ý mở máy hay sửa chữa vì nếu như hỏng luôn thì thật sự rất đáng tiếc.

Xem thêm

Bình luận

DMCA.com Protection Status

0283.851.1899

Gọi điện SMS Liên hệ