Đồng hồ Automatic sẽ được lên cót đều đặn nếu chúng ta đeo đồng hồ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu không đeo đủ liệu đồng hồ sẽ hoạt động thêm được thời gian bao lâu trước khi cạn năng lượng? hãy cùng tìm hiểu và đưa ra đáp án cho câu hỏi quen thuộc này nhé.
1.1. Phân loại bộ máy đồng hồ cơ Automatic phổ biến trong đồng hồ
Đồng hồ cơ automatic là những mẫu đồng hồ hoạt động bằng cơ năng được sinh ra từ chuyển động của cánh tay con người hay cơ năng của bộ máy. Nó được lắp ráp hoàn toàn từ linh kiện cơ khí nên chúng ta sẽ không thấy pin xuất hiện trên đồng hồ Automatic.
Cấu tạo của một chiếc đồng hồ cơ rất phức tạp, thường là hàng trăm linh kiện kết nối lại với nhau nhưng chung quy lại thành một thể thống nhất gồm: thân vỏ, bộ kim, mặt số và bộ máy. Nếu như các linh kiện, bộ phận khác được xem là món khai vị thì bộ máy automatic được ấn định như là món chủ đạo, là món chính của một bàn tiệc.
Không riêng gì đồng hồ Automatic mà tất cả các mẫu đồng hồ hiện nay đều xem bộ máy là giá trị cốt lõi của sản phẩm. Bộ máy đồng hồ Automatic là một hệ thống các chi tiết phức tạp được cấu tạo tỉ mỉ để có thể lên dây cót cũng như chỉnh giờ một cách thuận lợi nhất.
đồng hồ Automatic phổ biến với hại loại đó là đồng hồ lên dây cót tự động (automatic) và đồng hồ lên dây cót bằng tay (Handwinding).
Dù có khác nhau về cách lấy năng lượng tay thì bộ máy của chúng cũng được cấu tạo từ những bộ phận như: dây cót (dự trữ năng lượng), bánh răng (phân chia và truyền động), bộ hồi (xả xót và phân bố các xung năng lượng) và hệ thống điều chỉnh (bao gồm chân kính, bánh lắc, dây tóc).
1.2. Điểm khác nhau của từng bộ máy đồng hồ cơ Automatic
Mặc dù có cấu tạo bộ máy giống nhau và đều lấy năng lượng từ hộp cót nhưng nhưng ở mỗi bộ máy khác nhau thì cơ chế hoạt động của bộ cót cũng hoàn toàn khác nhau.
đồng hồ Automatic thường lấy năng lượng thông qua cánh tay người đeo, chỉ cần cánh tay hoạt động thì đồng hồ sẽ tự động nhận và trữ cót. Việc của người dùng là đeo đồng hồ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo đồng hồ luôn ổn định và chính xác.
Đồng hồ lên dây cót bằng tay – Handwinding lại khác, nó không lấy cơ năng từ cánh tay của người đeo mà lấy cót thông qua việc chúng ta vặn núm đồng hồ theo vòng tròn để láy cót, thường là 40 vòng quay mỗi lần.
2. Bày bạn cách lên dây cót đồng hồ Automatic đơn giản nhất
Với đồng hồ Automatic lên dây tự động, người đeo chỉ cần chuyển động cổ tay. Điều này không có nghĩa chúng ta lắc tay qua lại mà đồng hồ sẽ nhận cót khi cánh tay chúng ta vận động, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày nó sẽ mặc nhiên nhận cót.
Nếu không sử dụng đến chúng ta cần đặt đồng hồ vào hộp hỗ trợ lên dây tự động hoặc cầm đồng hồ lắc nhẹ cho roto tự động quay tròn để lên cót. Song chúng ta cũng cần lưu ý là không nên lắc quá mạnh sẽ làm hỏng kim số hoặc làm xê dịch các linh kiện trong bộ máy.
Với đồng hồ lên dây cót bằng tay thì cách lên dây cũng khá đơn giản, chỉ cần một chút cẩn thận, khéo léo là bạn có thể lên cót một cách dễ dàng. Đầu tiên quan sát kỹ các núm vặn bên phải vỏ đồng hồ. Nút này ngoài chức năng lên cót còn có thêm các chức năng như lấy lịch ngày, thứ hay giờ.
Thông thường chức năng lên cót của đồng hồ Handwinding sẽ nằm nguyên hiện trạng ban đầu, chúng ta không cần kéo ra hay đẩy vào. Sau khi xác định núm vặn không bị kéo ra, chúng ta hãy vặn núm theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 – 30 vòng. Nếu trong lúc vặn, bạn chỉ vặn nửa vòng và dừng để vặn tiếp thì số lần vặn cần tăng lên một vài vòng.
Một lưu ý nhỏ rằng, chúng ta không nên lên dây cót khi đang đeo đồng hồ trên tay và nên lên cót vào một mốc thời gian cố định trong ngày vừa giúp đồng hồ hoạt động ổn định cũng như hình thành thói quen cho người dùng.
3. Đồng hồ Automatic chạy được bao lâu?
Nếu như những mẫu đồng hồ Automatic hoạt động bằng cách nhận cơ năng từ cánh tay người đeo và tự động lên dây cót vậy câu hỏi đặt ra ở đây là khi mua đồng hồ Automatic về thì từ lúc đeo, đồng hồ Automatic có thể chạy được bao lâu?
Để trả lời được chính xác câu hỏi này, trước hết chúng ta phải hiểu được rằng đồng hồ Automatic chỉ chạy khi chúng ta đeo nó, đồng hồ chạy được bao lâu phụ thuộc vào thời gian đeo và khả năng dự trữ cót của từng hộp cót.
Thông thường sau khi hộp cót dự trữ đủ năng lượng tối đa, đồng hồ sẽ hoạt động được trong khoảng 40 giờ, thời gian trữ cót chúng ta có thể tìm thấy thông tin trong máy của đồng hồ. Sau khi chạy hết năng lượng dự trữ đồng hồ sẽ tự động nhả cót và ngừng hoạt động.
Theo quy luật chung cho tất cả các loại đồng hồ Automatic thì để đồng hồ hoạt động được một ngày, chúng ta phải đeo nó ít nhất là 8 tiếng, có thể liên tục hoặc không. Bạn đeo càng lâu, đồng hồ sẽ chạy càng lâu cho đến khi đạt đến mức dự trữ cót tối đa tức là đầy cót.
Và khi đồng hồ đã tích đủ cót, bạn có đeo thêm đi chăng nữa thì nó cũng chỉ hoạt động đúng với thời gian trữ cót của nó mà thôi.
4. Cần phải làm gì khi đồng hồ Automatic bị chết máy?
Không phải đồng hồ cơ hoạt động bằng cơ năng nên không bao giờ chết máy, đây là suy nghĩ sai lầm của rất nhiều người. Có một số trường hợp khách hàng không đeo đồng hồ thường xuyên dẫn đến tình trạng đồng hồ bị chết máy, và khi chết máy thì khởi động lại sẽ mất ít nhiều thời gian.
Đồng hồ Automatic bị chết máy là một hiện tượng thường gặp đối với những ai ít đeo đồng hồ. Vì bộ máy cơ khá phức tạp nên chúng ta không nên “search” các cách sửa tại nhà để làm theo mà việc quan trọng nhất là phải đem đồng hồ ra trung tâm chính hãng để được kiểm định bộ máy vì trường hợp máy bị chết rất là phổ biến và nguyên nhân thì cũng có rất nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân đồng hồ Automatic chết máy phổ biến nhất đó chính là đồng hồ bị hết năng lượng và ngừng hoạt động. Trong trường hợp này, thùy thuộc vào hai bộ máy tự động lên dây cót và lên dây cót bằng tay sẽ có hai cách khắc phục khác nhau.
Với đồng hồ lên dây cót bằng tay, bạn để nguyên nút chỉnh và vặn theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 đến 20 vòng theo chiều xoay của kim đồng hồ cho dây cót căng lên khiến đồng hồ hoạt động trở lại.
Nếu là đồng hồ lên dây tự động, bạn cần lắc nhẹ đồng hồ 5 đến 20 giây sau đó đeo lên cổ tay và đeo ít nhất 8 tiếng để bộ máy có thể hoạt động ổn định lại như bình thường. Và cả hai bộ máy chúng ta đừng quên là phải chỉnh lại giờ cho chính xác nhé.
Vậy để tránh đồng hồ Automatic bị chết làm ảnh hưởng đến quá trình theo dõi thời gian của mọi hoạt động hàng ngày thì chúng ta cần phải làm gì?
Có 2 cách, thứ nhất là chúng ta nên đeo đồng hồ thường xuyên và liên tục, ít nhất là 8 tiếng với những ai cảm thấy không thoải mái.
Với những ai đam mê đồng hồ cơ có thể đeo luôn khi ngủ nếu không bất tiện vì nửa đêm sực tỉnh giấc và muốn biết là mấy giờ thì thì có thể biết được ngay. Nếu đeo đúng như vậy đồng hồ Automatic sẽ luôn hoạt động ổn định và không bị chết máy giữa chừng.
Thứ hai 2 là bạn có thể mua “hộp lắc đồng hồ Automatic” nếu bạn ít đeo đồng hồ. Hộp lắc đồng hồ sẽ giữ cho đồng hồ luôn có đủ năng lượng hoạt động nhờ vào cơ năng được tạo ra từ hộp lắc.
Như vậy với những ai không thường xuyên đeo đồng hồ thì xem ra đây là sự lựa chọn tốt nhất cho chiếc đồng hồ yêu quý của mình.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên mang đồng hồ Automatic đi bảo dưỡng và lau dầu định kỳ cho máy để đảm bảo các linh kiện luôn hoạt động trơn tru và ổn định.
Như vậy với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn đã phần nào hiểu và tự mình cho ra đáp án về đồng hồ Automatic chạy được bao lâu trước khi cạn năng lượng rồi đúng không nào.
Không ai muốn chiếc đồng hồ cơ của mình bị “đứng hình” thường xuyên cả, vậy nên chúng ta cần lưu ý về thời gian trữ cót tối đa của đồng hồ để có thể đeo hoặc vặn cót trước khi đồng hồ cán mốc và nhả cót gây chết máy.
Và quan trọng nhất, khi đồng hồ Automatic chết máy và không rõ nguyên nhân thì nên mang đồng hồ ra cửa hàng chính hãng để được xem xét, tránh tự ý sửa tại nhà gây hư hỏng nặng thêm.
Tham khảo ngay: Mẫu đồng hồ Automatic mua nhiều nhất
Bình luận